Bàn chân bẹt (tiếng anh: pes planus) là hiện tượng lòng bàn chân không có cấu tạo hình vòm như bình thường. Cung dọc của bàn chân có hiện tượng trải phẳng. Và gần như toàn bộ gan bàn chân tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Bàn chân bẹt còn được gọi là bàn chân dẹt hay bàn chân phẳng (flat feet).
Ai có thể bị bàn chân bẹt?
Hầu hết các trẻ em lúc mới sinh ra đều có hiện tượng bị bàn chân bẹt. Và đến 5-6 tuổi, bàn chân của trẻ sẽ phát triển với vòm bàn chân bình thường. Tuy vậy, trên thế giới vẫn có từ 20% đến 30% người bị bàn chân phẳng.
Tại sao bị bệnh bàn chân bẹt?
Hội chứng bàn chân bẹt thường phát sinh phần lớn do di truyền. Nếu bố và mẹ bị di tật chân bẹt thì khả năng rất cao con cái cũng bị bẹt chân.
Một trong những nguyên nhân khác phát sinh bệnh bàn chân bẹt là do hoàn cảnh sống. Thói quen đi chân đất hay sử dụng giày dép phẳng không đúng cách.
Ở một số trường hợp người trưởng thành, các vấn đề về sức khỏe như: căng cơ quá mức, béo phì hoặc rối loạn chức năng gân, vấn đề dây chằng,… cũng có thể ảnh hưởng làm tăng nguy cơ mắc bệnh bàn chân dẹt.
Bệnh bàn chân bẹt có nghiêm trọng ? Hậu quả của hội chứng bàn chân bẹt là gì?
Không giống như nhiều lời quảng cáo, bàn chân bẹt để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho trẻ nhỏ. Nhiều đơn vị thiếu uy tín thường sử dụng hình ảnh về các dị tật bẩm sinh, dị tật xương khớp ở trẻ nhỏ để nói về tác hại của bàn chân bẹt.
Thực ra, hầu như 100% trẻ em mới sinh đều có hiện tượng bệnh bàn chân dẹt. Cơ thể chúng ta sẽ tự động điều chỉnh vòm chân bẹt thành bình thường trong quá trình trưởng thành. Vì vậy hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ em là điều rất bình thường.
Tuy vậy, việc bàn chân có vòm chân không bình thường vẫn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Việc bị bẹt chân sẽ làm thay đổi cơ chế sinh học của chi dưới và cột sống thắt lưng, từ đó tăng các nguy cơ đau chân, đau cột sống và dễ chấn thương.
Ngoài ra, vòm chân có chức năng phân tác lực xuống bàn chân và hỗ trợ dáng đi. Do vậy người bị bàn chân bẹt thường có nguy cơ về thay đổi dáng đi , bàn chân không đủ linh hoạt và giữ thăng bằng kém trong hoạt động chạy nhảy, chơi thể thao.
Nếu nghiêm trọng hơn, di tật bàn chân bẹt nghiêm trọng có thể dẫn đến xô lệch vị trí các khớp xương, khớp gối. Dẫn đến các viêm, đau chân, mắt các chân, thoái hóa khớp gối và ảnh hưởng cột sống.
Cách chữa chị bàn chân bẹt, bàn chân dẹt
Thời gian dưới 5 tuổi, rất hiếm khi cần điều trị bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em. Tuy nhiên, trong các trường hợp vẫn cần hỗ trợ mang các loại giày dép sức khỏe hỗ trợ bệnh. Hoặc sử dụng các loại đệm giày dép chỉnh hình cũng như điều trị vật lý trị liệu nếu cần thiết.
Thường bệnh bàn chân bẹt ở người lớn được điều trị xuất phát từ nguyên nhân. Ngoài ra khác với hội chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ, bắt buộc phải sử dụng thêm các loại giày dép đế trấu hỗ trợ nâng vòm bàn chân.
Trong rất ít trường hợp, bệnh bàn chân dẹt phải sử dụng giải pháp phẩu thuật để điều trị.
Bạn có thể xem thêm một số Bài tập điều trị bệnh bàn chân bẹt hiệu quả ở nhà tại đây:
Nguồn tin y khoa tham khảo: