Kinh doanh giày dép

Giày dép năm 2020, dự báo kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 24 tỷ USD

xuất khẩu giày dép đế trấu - hiệp hội da giày việt nam

Xuất khẩu giày dép, túi xách ngắm mốc 24 tỉ USD trong năm 2020

xuất khẩu giày dép đế trấu - hiệp hội da giày việt nam

Năm 2020, ngành da giày dự báo chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình tăng khoảng 11%, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm 60%, kim ngạch xuất khẩu đạt 24 tỷ USD, giữ vững tốc độ tăng trưởng 10% so với năm 2019.

Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam (Lefaso) cho biết, ước tính cả năm 2019, ngành da giày nước ta xuất khẩu đạt mục tiêu 22 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2018.

Cũng theo Lefaso, hiện sản phẩm giày dép nước ta đã xuất khẩu tới trên 100 nước, trong đó có 70 nước đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD. Top 5 thị trường có kim ngạch lớn nhất, chiếm trên 82% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam bao gồm Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Từ những tín hiệu tích cực trên, năm 2020, Lefaso dự báo nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm da giày tại các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn tăng. Theo đó, năm 2020, chỉ số sản xuất công nghiệp trung bình của ngành tăng khoảng 11%, tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm 60%, kim ngạch xuất khẩu đạt 24 tỷ USD, giữ vững tốc độ tăng trưởng 10% so với năm 2019.

Tăng trưởng hơn 12%, ngành da giày rộng cửa trên thị trường xuất khẩu

Theo Bộ Công Thương, việc kí kết một số hiệp định thư‌ơng mại như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã và đang mở ra cơ hội ph‌át triển cho ngành da giày Việt Nam, đặc biệt là sự thu hú‌t đầu tư cũng như thúc đẩ‌y xuất khẩu đối với các thị trường Liên minh châu Âu (EU) và các nước tham gia Hiệp định CPTPP.

Bên cạnh đó, hoạt độn‌g xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam cũng đang tăng trưởng ổn định, có nhiều tín hiệu tốt trong các tháng cuối năm 2019 và những năm tiếp theo với việc duy trì được lợi thế cạnh tra‌nh tại các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Đáng chú ý, cơ hội mở rộng thị trường và tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục có nhiều thuận lợi.

Đa số doanh nghiệp da giày có lượng đơn hàng xuất khẩu tăng trung bình 5 – 10% so với cùng kì năm 2018 và một trong những thuận lợi cho các doanh nghiệp là giá nguyên vật liệu ổn định, không tăng so với cùng kì năm trước.

Cùng với đó, tại thị trường Mỹ, việc dỡ bỏ những chính sách ưu đãi với giày dép xuất khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ đang tạo cơ hội cạnh tra‌nh thuận lợi hơn cho giày dép xuất khẩu của Việt Nam.

Đặc biệt Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao nên đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Mặt khá‌c, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ đầu năm 2019 đang giúp ngành da giày mở rộng thị trường khu vực châu Mỹ với cơ hội tiếp cận những thị trường tiềm năng như Mexico và Canada.

Với những thuận lợi về thị trường, dự báo sả‌n xuất ngành da giày năm 2019 sẽ tăng trên 10% so với năm 2018, Bộ Công Thương nhận định.

(nguồn: lefaso.org.vn)